Sao Ta Làm Điều Ta Làm
Khuyễn mãi và ưu đãi từ nhocmiko.vn
- Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM và 300.000đ ở Tỉnh/Thành khác
- Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
- Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)
-
Tác giả:
Edward L Deci -
Tác giả:
Huỳnh Hiếu Thuận -
Ngày xuất bản:
2022 -
Kích thước:
20.5 x 14.5 cm -
Nhà xuất bản:
First News - Trí Việt -
Hình thức bìa:
Bìa Mềm -
Số trang:
320
SAO TA LÀM ĐIỀU TA LÀM: THẤU HIỂU - GIẢI MÃ - LÀM CHỦ
Mỗi quyết định, sự lựa chọn mà bạn đưa ra trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời có giống nhau không? Những quyết định đó có xuất phát từ niềm yêu thích, xuất phát từ mong muốn thực thụ hay chỉ là do sự tác động từ bên ngoài?
Khi đi đến những ngã rẽ, bắt buộc chúng ta phải đưa ra quyết định, bạn sẽ có xu hướng lựa chọn theo con tim hay lý trí?
Bạn có bao giờ rơi vào sự bối rối khi không phân định được đâu là quyết định xuất phát từ việc bản thân muốn “chọn làm”, đâu là những quyết định bị kiểm soát “phải làm”?
Đằng sau mỗi hành động của chúng ta là một “ekip” gồm những lập luận, động lực, hành vi, tính cách kết hợp cùng với những biến động môi trường xung quanh. Mỗi cá nhân có những quyết định khác nhau vì “dàn ekip” này được định hướng hoạt động theo cách khác nhau.
Vậy vì sao chúng ta lại có quyết định hành động theo ý muốn của bản thân, lời giải sẽ có trong cuốn sách “Sao ta làm điều ta làm” của bộ đôi tác giả Edward L. Deci và Richard Flaste.
THẤU HIỂU - GIẢI MÃ - LÀM CHỦ
“Sao ta làm điều ta làm” - Thấu hiểu động lực - Giải mã hành vi - Làm chủ cuộc đời, là cuốn sách chứa đầy hy vọng, cho chúng ta biết những gì chúng ta có thể làm với chính mình.
Chỉ từ một thắc mắc nhỏ nhoi về chứng tò mò, hiếu kỳ với mọi thứ của em bé mà Edward L. Deci và Richard đã nghiên cứu cả một quá trình và cho ra cuốn sách “Sao ta làm điều ta làm”, bản ghi chép kết quả của công cuộc nghiên cứu.
Tác giả đã trình bày về động lực nội tại của con người khi bị bao vây bởi sự phân biệt quan trọng trong hành vi, giữa việc nó tự chủ hay bị kiểm soát. Nếu nó tự chủ, hành vi đó xuất phát từ sự tự nguyện, tự do và làm đúng theo cái tôi của bản thân. Còn khi bị kiểm soát, hành động này không phải đại diện của cái tôi, vì cái tôi lúc này đã bị kiểm soát và khuất phục.
Hành vi có tính tự chủ sẽ được coi là hành vi lành mạnh, hiệu quả và có khả năng duy trì. Hành động này đòi hỏi sự hợp nhất của bản thân và cái tôi mỗi người, phải có một điều luật hay quy tắc được bản thân chấp nhận. “Yếu tố then chốt để xác định liệu con người có đang sống một cách tự chủ hay không là liệu họ có cảm thấy, tận sâu bên trong, rằng những hành động của họ là lựa chọn của chính họ hay không.”
Nếu bạn vẫn cho rằng phần thưởng và hình phạt là động lực cho hành vi của con người thì đây chính là một sự hiểu lầm lớn. Tác giả của “Sao ta làm điều ta làm” cho rằng hình phạt là thứ có tình kiểm soát, và nó sẽ làm mòn động lực. Vậy còn phần thưởng thì sao? Phần thưởng cũng là động lực bên ngoài và cũng làm suy yếu động lực nội tại. Nói chung, cả hai đều làm giảm đi sức sống, sự tự nguyện, tính chân thật và tính hiếu kỳ vốn có của con người.
Trong “Sao ta làm điều ta làm”, hai vị tác giả cũng đã chỉ ra sự khác biệt rất rõ của tầm quan trọng của tính tự chủ của mỗi con người bằng cách so sánh những đối lập của sự tự chủ và bị kiểm soát.
KẾT LUẬN
“Sao ta làm điều ta làm” không phải là liều thuốc thần thánh cứu rỗi cuộc đời của ai nhưng lại cung cấp những giải phải hữu hiệu để kéo con người ra khỏi các trăn trở trong việc quyết định hành vi.
Cách “chữa bệnh” bắt đầu từ việc thấu hiểu về động lực, thấu hiểu bản thân, tiếp đó là giải mã các câu hỏi, sự thắc mắc về động lực để có thể tự tin làm chủ cuộc đời chính mình.
CLICK LIÊN HỆ HOẶC GỌI NGAY HOTLINE
Mời các bạn bình luận hoặc đặt câu hỏi